Tin tức

Đất phi nông nghiệp là đất như thế nào? có xây nhà ở được không?

Đất phi nông nghiệp là gì? quy định về đất phi nông nghiệp như thế nào? có được xây nhà hay không?. Mọi thắc mắc sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây. Cùng theo dõi để biết thêm thông tin về loại hình đất phi nông nghiệp này nhé!

Đất phi nông nghiệp là gì?

Đất phi nông nghiệploại đất không được sử dụng cho mục đích nông nghiệp như: đất trồng cây hàng năm; đất trồng cây lâu năm; đất rừng sản xuất; đất rừng phòng hộ; đất rừng đặc dụng; đất nuôi trồng thủy sản; đất làm muối; đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất.

Đất phi nông nghiệp

Đất phi nông nghiệp

Thuế đất phi nông nghiệp là gì?

Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là khoản tiền cá nhân, đơn vị hoặc tổ chức cần phải đóng bởi đất nằm trong loại phải nộp thuế được quy định trong Luật Đất đai 2013. Người sử dụng đất phi nông nghiệp phải nộp thuế cho cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước với mức thuế cụ thể phải nộp sẽ phụ thuộc vào diện tích đất tính thuế. Giá của mỗi mảnh đất và thuế suất của từng mảnh đất sẽ khác nhau theo khu vực.

Đối tượng chịu thuế đất phi nông nghiệp là những ai?

Theo quy định trong Điều 1 Thông tư 153/2011/TT-BTC, loại đất phi nông nghiệp cần phải chịu thuế bao gồm:

  • Đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị.
  • Đất không dùng cho nông nghiệp, đất kinh doanh gồm:
  • Đất để làm mặt bằng sản xuất công nghiệp, xây dựng cơ sở kinh doanh, kinh doanh thương mại, dịch vụ.
  • Đất được dùng để khai thác khoáng sản, nơi chế biến khoáng sản, trừ trường hợp khai thác khoáng sản không ảnh hưởng đến lớp đất.
  • Đất được dùng để làm đồ gốm, sản xuất vật liệu xây dựng.
Thuế đất phi nông nghiệp là gì

Thuế đất phi nông nghiệp là gì

Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 53/2011/NĐ-CP, các loại đất sau thuộc đối tượng chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, cụ thể:

– Đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;

– Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp:

  • Đất xây dựng khu công nghiệp bao gồm đất để xây dựng cụm công nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất và các khu sản xuất, kinh doanh tập trung khác có cùng chế độ sử dụng đất;
  • Đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh bao gồm đất để xây dựng cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; xây dựng cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ và các công trình khác phục vụ cho sản xuất, kinh doanh (kể cả đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh trong khu công nghệ cao, khu kinh tế);
  • Đất để khai thác khoáng sản, đất làm mặt bằng chế biến khoáng sản, trừ trường hợp khai thác khoáng sản mà không ảnh hưởng đến lớp đất mặt hoặc mặt đất;
  • Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm bao gồm đất để khai thác nguyên liệu và đất làm mặt bằng chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm.

– Đất phi nông nghiệp thuộc diện không chịu thuế nhưng được các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng vào mục đích kinh doanh. (Đất phi nông nghiệp khác sử dụng vào mục đích kinh doanh)

Đất phi nông nghiệp bao gồm những loại đất nào?

Theo Luật số 13/2003/QH11 quy định các nhóm đất bao gồm:

  • Nhóm đất nông nghiệp
  • Nhóm đất phi nông nghiệp
  • Nhóm đất chưa sử dụng.
Đất phi nông nghiệp bao gồm những loại đất nào

Đất phi nông nghiệp bao gồm những loại đất nào

Trong đó nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau:

  • Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
  • Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
  • Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
  • Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác;
  • Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;
  • Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác;
  • Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;
  • Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;
  • Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;
  • Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở;

Nội dung cụ thể của từng loại đất này được quy định từ Điều 143 đến Điều 163 Luật đất đai năm 2013.

Quy định về đất phi nông nghiệp:

Các quy định về từng loại đất được quy định cụ thể từ Điều 143 đến Điều 163 Luật đất đai năm 2013.

Thứ hai, so với luật đất đai 2003, việc quy định về đất phi nông nghiệp có nhiều sự thay đổi rõ ràng hơn, các quy định trong Luật đất đai 2013 đã mở rộng một số khái niệm về các loại đất phi nông nghiệp hơn so với luật cũ, mở rộng đối tượng để dễ quản lý hơn. Sau đây, công ty Luật Dương Gia xin đưa ra một số điểm mới về quản lý đất phi nông nghiệp trong luật hiện hành so với Luật đất đai 2003:

  • Về quản lý đất ở tại đô thị: luật đất đai 2013 đã bỏ điều luật quy định cụ thể về trường hợp UBND cấp tỉnh được giao đất hoặc cho thuê đất từng được quy định trong luật đất đai 2003 vì nội dung Chương giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đã được quy định riêng.
  • So với Luật đất đai 2003, Luật đất đai 2013 cũng đưa ra khái niệm rộng hơn về đất xây dựng chung cư bao gồm đất để xây dựng nhà chung cư, xây dựng các công trình phục vụ cho các hộ gia đình trong nhà chung cư và các công trình phục vụ cộng đồng, nhằm mục đích tránh bỏ sót những công trình cộng đồng mà trước đây chưa có chế định quản lý.
  • Luật đất đai 2013 đã chuyển Điều 87 Luật đất đai về xác định đất ở đối với trường hộ có vườn, ao vào Chương đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.
  • Trong khoản 3 Điều 146 Luật đất đai 2013 cũng được quy định bổ sung thêm: “Khi thực hiện các dự án hạ tầng kỹ thuật, xây dựng, chỉnh trang khu đô thị, khu dân cư nông thôn, Nhà nước chủ động thu hồi đất, bao gồm đất để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng và đất vùng phụ cận theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất. Để đảm bảo việc chỉnh trang đô thị được thực hiện đồng bộ, bảo đảm quyền lợi của những người có đất bị thu hồi.”
  • Tại Điều 146 Luật đất đai 2013 quy định riêng biệt đất xây dựng trụ sở công an và đất xây dựng công trình sự nghiệp tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà không gộp chung như đã quy định trong Luật đất đai 2003, ngoài ra còn sửa đổi, bổ sung thêm từ ngữ tại khoản 4 và khoản 5.
  • Về đất sử dụng vào mục đích quốc phòng an ninh tại Điều 148 Luật đất đai 2013: Bỏ khoản 1 Điều 89 Luật đất đai 2003 và chuyển lên Chương giao thuê để xác định rõ các trường hợp sử dụng đất vào mục đích quốc phòng an ninh.

Đất phi nông nghiệp có làm được sổ đỏ không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Đất đai năm 2013, thì việc sử dụng đất phải đúng mục địch sử dụng thì mới không vi phạm pháp luật.

Cụ thể, đất sản xuất, kinh doanh phi công nghiệp là đất được dùng để xây dựng: các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất, đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản, đất sản xuất vật liệu xây dựng…

Chính vì vậy, đất phi công nghiệp không phải là đất ở, xây nhà. Do đó, để được xây nhà và cấp sổ đỏ trên đất phi nông nghiệp thì bạn cần phải làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng.

Tham khảo thêm thông tin bổ ích về thị trường bất động sản tại: batdongsanvinhome.vn

Đánh giá bài viết