Một trong những biện pháp hiệu quả để hạn chế việc các bên tranh chấp khởi kiện ra Tòa để giải quyết là tăng cường công tác hòa giải. Việc hòa giải có ý nghĩa hết sức quan trọng, vừa đảm bảo tiết kiệm chi phí, vừa giải quyết triệt để mâu thuẫn giữa các bên tranh chấp. Sau đây hãy cùng Bất động sản Vinhome tìm hiểu về trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai cụ thể và chính xác nhất tại cơ sở địa phương.
Nội dung
Thẩm quyền hòa giải tranh chấp đất đai thuộc về Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn, nơi có đất xảy ra tranh chấp. Theo Luật đất đai 2013 thẩm quyền hòa giải không chỉ tại UBND cấp xã mà tại UBND cấp huyện, cấp tỉnh đều có thể tiến hành hòa giải tại trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã là điều bắt buộc, vì vậy thẩm quyền hòa giải tranh chấp đất đai sẽ là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND thuộc cấp xã.
Trình tự cũng như thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã được quy định tại Điều 202 của Luật Đất đai 2013 và được cụ thể hóa tại Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP về việc hướng dẫn thi hành Luật đất đai theo các bước sau:
– Đơn yêu cầu người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
– Các tài liệu cần thiết kèm theo (nếu có) như:
– Phải tiến hành thẩm tra, xác minh và tìm hiểu rõ nguyên nhân phát sinh ra tranh chấp, thu thập các giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất một cách chính xác nhất. Công việc này do cán bộ địa chính tham mưu tiến hành xử lý.
– Thành lập ra Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện công việc hòa giải.
– Tổ chức cuộc họp để hòa giải, trong đó có sự tham gia của các bên tranh chấp, các thành viên của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Việc hòa giải chỉ được diễn ra khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt tại cuộc họp đến lần thứ hai thì việc hòa giải được coi là không thành.
– Kết quả của cuộc họp hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản hợp pháp.
– Biên bản hòa giải nhất định phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng, các bên tranh chấp, các thành viên tham gia hòa giải và con dấu của UBND cấp xã, được lưu tại UBND cấp xã.
– Trong vòng 10 ngày kể từ ngày lập biên bản nếu các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản khác so với nội dung đã thống nhất trong biên bản đã hòa giải thành thì Chủ tịch UBND cấp xã có nhiệm vụ tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối chiếu với các ý kiến bổ sung và lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành.
* Trường hợp hòa giải thành:
Nếu hòa giải thành mà có sự thay đổi về hiện trạng về ranh giới sử dụng đất, chủ sử dụng đất thì UBND cấp xã cần gửi biên bản hòa giải thành đến cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết theo quy định.
* Trường hợp cuộc họp hòa giải không thành:
Hòa giải không thành hoặc sau khi đã hòa giải thành nhưng có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả của cuộc hòa giải thì UBND cấp xã phải lập biên bản hòa giải không thành và có nhiệm vụ hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp tiếp theo.
Xem thêm: Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai mới nhất năm 2022
Như vậy, Bất động sản Vinhome đã giúp bạn kịp thời giải đáp các thắc mắc về quy trình, thủ tục để hoà giải tranh chấp đất đai, thẩm quyền hòa giải tranh chấp một cách chi tiết và chính xác nhất. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hoàn thiện hồ sơ nhanh chóng và tiết kiệm được thời gian cũng như chi phí nhất. Chúc bạn thành công!