Giếng trời xuất hiện khá nhiều trong các công trình dân dụng, nhà ở hiện nay. Ngoài vai trò giúp thoáng mát, mang ánh sáng tới ngôi nhà thì giếng trời còn có tác dụng về mặt phong thủy. Chính vì vậy, trước khi nghĩ đến thiết kế làm giếng trời bạn cần tìm hiểu đôi chút về giếng trời là gì? có ý nghĩa gì trong phong thủy? và có nên làm giếng trời hay không?
Nội dung
Giếng trời là một khái niệm dùng dể chỉ 1 bộ phận kiến trúc trong các công trình nhà ở, trung tâm thương mại,…Đây là một khoảng không gian được thiết kế theo phương thẳng đứng, thông tầng từ tầng trệt đến mái của nhà ở hoặc tòa nhà cao tầng.
Trong nhà ở hoặc công trình xây dựng không bắt buộc phải có giếng trời.
Giếng Trời được tạo thành từ 3 bộ phận chính đó là: Đáy Giếng, Thân Giếng và Đỉnh Giếng. Chi tiết các bộ phận như sau:
Giếng trời có các chức năng và công dụng có thể kể đến dưới đây:
Việc thiếu ánh sáng là vấn đề thường gặp tại các công trình nhà ở đô thị. Với mật độ xây dựng cao khiến không gian không nhận được lượng ánh sáng cần thiết. Với việc bố trí thiết kế giếng trời ánh sáng sẽ được cải thiện đáng kể. Đưa ánh sáng thiên nhiên vào một hoặc nhiều khu vực nhất định trong các tầng của tòa nhà.
Lưu thông không khí trong nhà ở luôn là một điều cần thiết. Khi xây dựng, các đơn vị thiết kế thường rất lưu ý đến vấn đề này. Với ngôi nhà có giếng trời, lượng gió thiên nhiên tràn vào nhà thường sẽ nhiều hơn. Từ đó thúc đẩy lưu thông không khí một cách tự nhiên. Cho căn nhà thêm thông thoáng, mát mẻ và dễ chịu.
Nếu được thiết kế một cách khoa học, giếng trời sẽ trở thành một điểm nhấn nổi bật. Khiến căn nhà trở nên sinh động và đẹp hơn nhiều. Biến nó trở thành một nét kiến trúc tinh tế và đầy tính thẩm mỹ.
Tuy mang lại nhiều ưu điểm, nhưng nó vẫn không tránh khỏi một số điểm hạn chế như sau:
Khuếch đại âm thanh: Với thiết kế sâu và có nhiều nét tương đồng với những chiếc giếng nước thông thường. Nhược điểm rõ nhất của Giếng Trời chính là khuếch đại âm thanh. Chắc chắn bạn sẽ chẳng vui vẻ gì mà khi những câu chuyện cần riêng tư thì cứ vang văng vẳng khắp nhà. Bạn nói chuyện ở tầng một nhưng tận tầng trên vẫn nghe thấy rõ.
Khó thoát nước: Như chúng ta đã biết, Giếng Trời có thiết kế đặc biệt với phần Đỉnh Giếng nằm ở vị trí cao nhất của ngôi nhà. Đây chính là nơi đầu tiên hứng chịu mọi sự thay đổi của thời tiết. Chính vì thế, nếu phần Đáy Giếng không được xây dựng một cách hợp lý, thì ngôi nhà của bạn sẽ phải đối mặt với “thảm họa” vào mỗi mùa mưa lũ,..
Giảm tuổi thọ của các đồ vật trong gia đình: Có rất nhiều nhu yếu phẩm chúng ta cần sử dụng hàng ngày. Và hầu hết trong số chúng đều có ghi chú “Tránh tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp”. Chưa kể đến nhiều vật dụng cá nhân như đèn, quần áo,… cũng sẽ bị bai màu nhanh khi gặp nắng. Vào mùa hè, lượng ánh sáng nóng mà Giếng Trời đón vào nhà là vô cùng lớn. Kéo theo đó chính là sự giảm tuổi thọ của các đồ vật trong gia đình bạn.
Tăng hiểm họa cho không gian sinh hoạt: Giếng Trời là khoảng không gian hoàn toàn mở. Vì vậy, nếu ở những khu vực giáp ranh với Giếng không được trang bị vách ngăn bảo vệ thì sẽ rất dễ gây nguy hiểm cho chính những người chủ của ngôi nhà.
Tuy nhiên, những mặt hạn chế trên hiện đã có cách khắc phục hợp lý.
Trong khoa học phong thủy, nếu biết khéo léo vận dụng ngũ hành cho không gian giếng trời, sẽ đem lại sự hài hòa và cân bằng về trường khí cho nội thất.
Với vai trò phân bố ánh sáng và thông thoáng cho nhà, giếng trời thường được bố trí tại trung tâm của mặt bằng nhà (trung cung). Đây là khu vực mang đặc tính của hành Thổ, cân bằng với các hành khác theo nguyên tắc Hỏa thăng – Thủy giáng – Thổ bình hòa hoặc Mộc chuyển – Kim ẩn – Thổ trung dung.
Bốn hành còn lại trong ngũ hành đều lấy Thổ làm cầu nối để tăng giảm, qua lại tương tác với nhau thông qua vật liệu, màu sắc, đường nét của những không gian trống mà giếng trời là đặc trưng. Từ đó, các bố trí nội thất sẽ cân nhắc tính chất Ngũ hành để điều chỉnh cho hài hòa.
Tôn là nguyên liệu phổ biến và xuất hiện khá lâu trong công việc xây dựng. Ưu điểm của Tôn có lẽ là giá thành rẻ và dễ thích ứng. Ngoài ra, thời gian gần đây, loại chất liệu này có cải tiến đáng kể về mẫu mã, giá thành và chức năng, đảm bảo phù hợp với mọi công trình và với nhiều mục đích sử dụng khác nhau.
Chính vì vậy, đối với những gia đình không quá dư dả về mặt kinh tế, mái che Giếng Trời được cấu tạo từ Tôn có lẽ sẽ là sự lựa chọn được nhắc đến đầu tiên…
Kính thường mang một vẻ đẹp nổi bật và sang trọng. Với tính chất trong suốt đặc trưng, chúng ta không thể phủ nhận rằng những chiếc Giếng trời với thiết kế mái che bằng kính sẽ đem lại cho ngôi nhà sở hữu nó một nguồn ánh sáng hoàn hảo, cũng như mang lại nét thẩm mỹ vô cùng tinh tế.
Tuy nhiên, Kính lại là loại chất liệu có vài một hạn chế như chúng khá nặng và cực kỳ nguy hiểm khi bị vỡ. Chính vì vậy, nếu gia đình bạn muốn sử dụng Kính làm chất liệu để cấu tọa nên mái che Giếng trời, hãy nghiên cứu thật kỹ và lựa chọn một đội ngũ thi công giàu kinh nghiệm.
Những nguyên liệu tổng hợp được nhắc đến ở đây chính là Nhựa PolyCarbonate. Sở hữu nét giao thoa giữa Tôn và Kính. Đây là lựa chọn hàng đầu hiện nay. Dưới đây là một vài ưu điểm nổi trội những chiếc Giếng Trời được cấu tạo từ loại chất liệu này:
Ngoài những loại chất liệu kể trên, liệu chúng ta còn có thể che Giếng Trời như thế nào? Không cần lo lắng về vấn đề này, bởi bạn hoàn toàn có khả năng tự thiết kế Giếng Trời bằng những nguyên liệu sẵn có như bạt, ngói,… Vậy nên, chúng ta có thể không cần quá quá để tâm về chi phí cho việc thiết kế Giếng Trời.
Xét cả về mặt thẩm mỹ và phong thủy thì vị trí ‘Giữa nhà’ luôn là vị trí ưu ái được lựa chọn để đặt Giếng Trời. Đây được coi là vị trí trung tâm, nến sẽ tối ưu được chức năng thông thoáng. Và cũng là nét chấm phá nổi bật nhất của ngôi nhà.
Để chi tiết hơn trong việc tìm vị trí đặt Giếng Trời, chúng ta sẽ dựa vào phong thủy. Theo đó thì những cung tốt, phù hợp cho việc đặt Giếng Trời là Tài Lộc, Thiên Mạng. Chỉ có duy nhất một lưu ý nhỏ trong vấn đề này, đó là chúng ta tuyệt đối không nên đặt Giếng Trời ở hướng Bắc của ngôi nhà.
Để xây dựng, thiết kế một giếng trời đẹp và hợp phong thủy, nên chú ý đến các điểm sau:
Qua bài viết trên hẳn các bạn đã hiểu rõ giếng trời là gì? Cấu tạo chi tiết của giếng trời? Ưu, nhược điểm của giếng trong thiết kế nhà rồi chứ? Vậy có nên thiết kế giếng trời cho tổ ấm thân yêu của mình không? Đây là quyết định của chính bạn.
Xem thêm: VINCITY GRAND PARK