Tin tức

Nhà ở xã hội là gì? ưu và nhược điểm của nhà ở xã hội

Trong vài năm trở lại đây, các dự án nhà ở xã hội được triển khai và phát triển khá rộng rãi. Loại hình nhà ở này ra đời đã giải quyết bài toán nhà ở cho nhiều người dân. Nhà ở xã hội là gì? Nhà ở xã hội có được bán không? Đối tượng nào được mua nhà ở xã hội? ưu và nhược điểm của nhà xã hội là gì?. Cùng đi tìm lời giải đáp ở bài viết dưới đây nhé!

Xem thêm:
VINCITY GRAND PARK QUẬN 9
Những quy định của pháp luật về hạn mức đất ở theo luật đất đai 2013

Nhà ở xã hội là gì?

Nhà ở xã hội là một loại hình nhà ở thuộc sở hữu và quản lý của cơ quan nhà nước (có thể là trung ương hoặc địa phương) hoặc được các tổ chức phi lợi nhuận xây dựng để cung cấp nhà ở giá rẻ cho một số đối tượng thuộc chính sách ưu tiên trong xã hội như: Công chức nhà nước, người thu nhập thấp mà chưa có nhà để ở thuê hoặc mua.

Nhà ở xã hội là gì

Nhà ở xã hội là gì

Ở Việt Nam, nhà ở xã hội loại hình này được cung cấp ra thị trường với mục đích đưa cơ hội sở hữu căn hộ với mức giá thấp hơn(thấp hơn nhà ở thương mại) cho những đối tượng nằm trong chính sách, đặc biệt là những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn.(tham khảo Wikipedia).

Đặc điểm của nhà ở xã hội:

Quy mô, số lượng nhà ở xã hội tùy thuộc nhu cầu thuê và thuê mua của các đối tượng sinh sống trên địa bàn, phù hợp điều kiện kinh tế-xã hội của từng địa phương. Ở Việt Nam, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm: Phê duyệt và công bố kế hoạch xây dựng, quy hoạch phát triển nhà ở xã hội, xác định cụ thể loại nhà ở, nhu cầu về diện tích nhà ở, cơ cấu căn hộ dành để cho thuê, cho thuê mua, cân đối cụ thể với các nguồn vốn đầu tư và cơ chế khuyến khích để kêu gọi đầu tư phát triển quỹ nhà ở xã hội.

Nhà ở xã hội tại thị trường Việt Nam, có những đặc điểm chính như sau:

  • Tại đô thị loại đặc biệt không quy định số tầng, hay không giới hạn số tầng.
  • Tại các đô thị loại 1, loại 2, loại 3, loại 4 và loại 5 phải là nhà không quá sáu tầng.
  • Diện tích mỗi căn hộ không quá 60m² sàn và được hoàn thiện theo cấp, hạng nhà ở nhưng không thấp hơn 30m² sàn.
  • Nhà ở xã hội phải bảo đảm các tiêu chuẩn hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo quy định của từng loại đô thị.

Quy định về nhà ở xã hội theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP

Đối tượng nào được mua nhà ở xã hội?

Đối tượng nào được mua nhà ở xã hội

Đối tượng nào được mua nhà ở xã hội

Theo Điều 49 Luật Nhà ở 2014, có 9 đối tượng được mua nhà ở xã hội, nếu đáp ứng được các điều kiện đủ, cụ thể:

  1. Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;
  2. Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn;
  3. Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu;
  4. Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;
  5. Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;
  6. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;
  7. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
  8. Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định.
  9. Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.

Điều kiện mua nhà ở xã hội 2020:

Ngoài điều kiện chỉ áp dụng cho các đối tượng đã nói ở trên, khi muốn thuê hoặc mua nhà ở xã hội cần có một số điều kiện sau:

Về yếu tố nhà ở:

  • Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, học tập hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu.

Về cư trú:

  • Phải có đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội;
  • Trường hợp không có đăng ký thường trú thì phải có đăng ký tạm trú từ một năm trở lên tại tỉnh, thành phố này.

Về thu nhập:

  • Các đối tượng 4, 5, 6 và 7 thì phải thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân (vì người nộp thuế thu nhập cá nhân là những người có thu nhập cao).
  • Trường hợp là hộ nghèo, cận nghèo thì phải thuộc diện nghèo, cận nghèo (có sổ hộ nghèo, cận nghèo).

Lưu ý:

  • Đối tượng 1, 8, 9 thì không yêu cầu phải đáp ứng điều kiện về thu nhập (chỉ cần thuộc đối tượng đó và đáp ứng điều kiện về nhà ở và cư trú là được hưởng chính sách nhà ở xã hội).

Nhà ở xã hội có được bán không?

Nhà ở xã hội có được bán không

Nhà ở xã hội có được bán không

Trong thời hạn chưa đủ 05 năm, kể từ thời điểm trả hết tiền mua, thuê mua nhà ở xã hội, nếu bên mua hoặc thuê mua có nhu cầu bán lại nhà ở xã hội thì chỉ được bán lại cho Nhà nước (trong trường hợp thuê mua nhà ở xã hội do Nhà nước đầu tư) hoặc bán lại cho chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội (trong trường hợp mua, thuê mua nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngoài ngân sách) hoặc bán lại cho đối tượng được mua, thuê mua nhà ở xã hội theo quy định tại Điều 49 của Luật Nhà ở, với giá bán tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bán và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Như vậy, bạn không được phép thế chấp nhà ở xã hội (trừ trường hợp thế chấp với ngân hàng để vay tiền mua, thuê mua chính căn hộ đó).

Quy định giá bán nhà ở xã hội:

Hiện nay, nhà ở xã hội theo quy định có giá bán không quá 15 triệu đồng/m², với mức giá này mỗi căn hộ có giá từ 580 triệu đồng đến gần 1 tỉ đồng. Do vậy, người mua cần chuẩn bị số tiền ít nhất là khoảng 20% tổng số tiền mua căn hộ, phần còn lại sẽ được vay ngân hàng.

Ưu nhược điểm của nhà ở xã hội:

Ưu điểm nhà ở xã hội:

  • Các dự án nhà ở xã hội thường được bán ra mới mức giá thấp hơn rất nhiều. Đó là một trong những ưu đãi của nhà nước để người dân có thể dễ dàng hơn trong việc sở hữu căn nhà.
  • Các đối tượng thuộc diện được mua, thuê nhà ở xã hội còn được hỗ trợ vay vốn với lãi suất ưu đãi. Có thể vay lên tới 80% giá trị căn hộ và mức lãi suất thấp chỉ 4-5%.

Nhược điểm

  • Không phải ai cũng có thể mua nhà ở xã hội: phải nằm trong chính sách được mua nhà ở xã hội theo Điều 51 của Luật nhà ở 2014 và chỉ được hưởng chính sách một lần duy nhất.
  • Quy định về diện tích khi mua nhà ở xã hội: Các căn hộ thuộc dự án nhà ở có diện tích từ 30-70m2, điều này sẽ là điểm hạn chế đối với những gia đình có nhu cầu ở diện tích rộng.
  • Không được phép bán nhà ở xã hội trong vòng 5 năm đầu: Nếu có nhu cầu bán thì phải bán cho Chủ đầu tư, nhà nước hoặc đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội.
    Môi trường sống chỉ đạt mức trung bình, chất lượng xây dựng thì không được tốt nên công trình bị xuống cấp nhanh hơn.

Vậy, có nên mua nhà ở xã hội không?

Nếu thuộc diện nằm trong đối tượng chính sách được mua nhà ở xã hội thì bạn nên sở hữu một căn nhà ở xã hội. Bởi với mức giá thấp hơn các căn hộ thương mại thông thường, nhà ở xã hội sẽ tạo cơ hội dễ dàng sở hữu hơn. Thay vì phải đi thuê bạn đã có thể sở hữu một nơi ở riêng với tầm tài chính vừa phải, phù hợp với điều kiện kinh tế và sinh hoạt của gia đình.

Xem thêm chủ đề liên quan:

5/5 - (1 bình chọn)