Năm 1984 tuyến đường đã được đổi tên thành đường Xa lộ Hà Nội trong dịp kỷ niệm 30 năm Thủ đô giải phóng, con đường này còn có tên gọi khác là đường QL.52. Tuyến đường là đường giữa Đồng Nai và TP Hồ Chí Minh.
Xa lộ Hà Nội được đánh giá là trục đường giao thông quan trọng bậc nhất ở khu vực phía Đông TP.Hồ Chí Minh. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây cùng Batdongsanvinhome để biết thêm thông tin nhé!
Xem thêm thông tin dự án Vinhome Grand Park Quận 9
Nội dung
Năm 2009 dự án bắt đầu được UBND TP phê duyệt với tổng mức đầu tư lên tới 2.287,8 tỷ đồng. Đến năm 2016 mức đầu tư được UBND TP điều chỉnh là 4.905 tỷ đồng.
Dự án nâng cấp bao gồm các hạng mục sau: đường ống nước, cầu vượt, hệ thống thoát nước, thi công mặt đường trên vỉa hè.
Dự án mở rộng và nâng cấp được chính thức khởi công vào ngày 2 tháng 4/2010. Công trình chính thức hoàn thành và được đưa vào sử dụng trong vòng 36 tháng.
Dù vậy nhưng cho tới tháng 9 của năm 2019, khi lưu thông trên tuyến đường vẫn còn rất nhiều đoạn chưa được giải tỏa. Cụ thể, đoạn trên địa bàn của Q9 vướng vẫn chưa được giải tỏa có chiều dài lên tới 800m tại khu vực cầu Rạch Chiếc, vẫn còn tới 28 hộ dân và một vài doanh nghiệp vẫn chưa chịu di dời.
Tương tự, cũng có một số đoạn Q.Thủ Đức tiếp giáp với P.Linh Trung vẫn còn chưa giải tỏa có chiều dài tới 600m.
Mức bồi thường cho việc giải tỏa hiện nay đã xuất hiện sự chênh lệch lên đến 2.780 tỷ đồng. Số tiền ấy gần như tăng lên gấp đôi so với quyết định ban đầu vào năm 2016.
Sau một thời gian thi công dài hơn 10 năm, công trình đến thời điểm hiện tại cũng đã được khoảng 75% khối lượng cần thi công, tiến độ giải ngân cũng như tiến độ thi công đều đạt đúng theo yêu cầu. Trong đó, riêng tuyến đường di chuyển chính trên đoạn xa lộ HN từ chân cầu SG đến Đại học QG đã đạt được đến 100% khối lượng công việc.
Lượng xe thì ngày một tăng cao, còn nhiều tài xế vẫn chưa quen khiến cho việc thu phí ở trạm BOT trên tuyến xa lộ HN trong ngày đầu đã gây ra ùn tắc giao thông.
Xa lộ Hà Nội thu phí với ôtô sau 3 ngày thử nghiệm từ 1/4. Hai trạm thu phí được đặt ở mỗi chiều trên xa lộ đoạn gần với cầu Rạch Chiếc. Trong đó có 8 trên 16 làn xe được lắp hệ thống thu phí tự động hiện đại không dừng ETC. 8 làn còn lại bao gồm 6 làn thủ công, và 2 làn dành cho cho xe máy và thu phí cho ôtô quá khổ.
Trong ngày đầu thu phí ngay từ 7h sáng, ùn tắc 400-500 m xảy ra ở trước trạm BOT hướng vào trung tâm SG do lượng xe đang tăng cao, và còn nhiều tài xế chưa quen với việc thu phí.
Trên làn hỗn hợp xe máy, buýt… đã phải xếp hàng cũng như di chuyển chậm chạp. “Ngày thường đoạn này trong giờ cao điểm đã ùn tắc nhưng nay lại càng kéo dài hơn do quá nhiều xe phải dừng lại chờ thanh toán” một tài xế đang lưu thông trên tuyến chia sẻ.
Ở mỗi chiều trạm BOT, CSGT, thanh niên xung phong… đã được tăng cường để giúp việc phân làn, điều tiết xe chạy. Trong những cabin thu phí, có tới hơn 10 nhân viên bán và hướng dẫn các tài xế thanh toán. Nhiều xe chưa được gắn thẻ ETC những lại chạy vào làn thu phí tự động vẫn được nhân viên cho chạy qua để tránh gây tránh ùn tắc. Có lúc nhân viên đã phải xả trạm, giải phóng lưu lượng xe dồn tắc khi xảy ra lỗi kỹ thuật.
Kể từ năm 2018, Tp.Hồ Chí Minh hoàn thành được việc nâng cấp và mở rộng thêm một số đoạn đường trong đó có cả con đường song hành Xa lộ Hà Nội. Ban đầu, lòng đường chỉ có chiều rộng là 21 mét nhưng sau đó thì được nâng cấp mở rộng lên thành 142 mét.
Chi tiết các đoạn đường của tuyến
Các hầm chui, cầu vượt, cầu lớn trên tuyến Xa lộ Hà Nội:
Cư dân những tỉnh ngoại thành di chuyển vào trung tâm TP ngày một đông, chưa kể đến là dọc trục đường có rất nhiều khu công nghệ cao, các chợ và các trường đại học,…
Để có thể giải quyết các vấn đề giao thông tại khu vực này, nhà nước đã quyết định tiến hành dự án quy hoạch Xa lộ Hà Nội với chiều dài là 15,7km cho khoảng là 12-16 làn xe lưu thông. Trong đó:
Chiều dài toàn tuyến của xa lộ lên tới 31 km, được bắt đầu từ chân Cầu Sài Gòn – Q.Bình Thạnh và kết thúc tuyến đường là nút giao của quốc lộ 1A đoạn ngã 3 Chợ Sặt địa phận của P.Tân Biên, Tp.Biên Hòa.
Tuyến đường được thi công từ tháng 7/1957 và hoàn thành vào tháng 4/1961. Được quy hoạch lại với 16 làn di chuyển và có tổng chiều rộng là 142m đi qua các tỉnh Đồng Nai, TP HCM và Bình Dương.
Xa Lộ Hà Nội giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong việc kết nối các khu vực tam giác kinh tế như là TP Hồ Chí Minh, Biên hòa và Bình Dương. Hàng hóa sẽ thuận lợi trung chuyển liên tục từ các quận và huyện vào trung tâm Tp.Hồ Chí Minh.
Lời kết! Thông qua bài viết này của batdongsanvinhome.vn, quý khách hàng có thể nắm được thông tin cơ bản về đường Xa Lộ Hà Nội cùng với những tác động đến BĐS khu vực xung quanh. Để hiểu rõ được đầy đủ thông tin, từ đó có thể lựa chọn việc đầu tư hay không. Hy vọng bài viết này mang đến thông tin bổ ích cho bạn. Để có thể đầu tư và lựa chọn được BĐS nhà đất phù hợp.