UBND TP HCM chính thức phê duyệt cho quy hoạch Thành phố Thủ Đức dự kiến đến năm 2040: Sẽ là một trong những trung tâm kinh tế tri thức, tài chính của TP.HCM và cả nước.
Ngày 16/9, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã chính thức phê duyệt Quyết định số 1538/QĐ-TTg quyết định Nhiệm vụ quy hoạch chung TP Thủ Đức thuộc TPHCM đến năm 2040. Hãy cùng Batdongsanvinhome tìm hiểu thông tin quy hoạch thành phố Thủ Đức nhé!
Xem thêm thông tin dự án Dự án Vin Quận 9
Quy hoạch Thành phố Thủ Đức, chủ tịch UBND TP.HCM vạch ra những việc có thể làm trước mắt là phát triển dịch vụ mua sắm, ẩm thực ở trạm dừng thuộc tuyến đường sắt số 1 (Bến Thành – Suối Tiên), hỗ trợ thủ tục để hình thành 4 trung tâm thương mại, 2 siêu thị lớn tại tuyến đường chính.
Bản đồ Thành Phố Thủ Đức
Ngoài ra, quận cần sớm thành lập trung tâm logistics với diện tích 74 ha tại phường Linh Trung, nâng cấp mở rộng chợ đầu mối Thủ Đức trở thành chợ hiện đại, có quy mô lớn.
Đặc biệt cần quan tâm phát triển hạ tầng giao thông. Các công trình trọng điểm nhiệm kỳ cũ chưa hoàn thành cần thực hiện dứt điểm.
Ngoài ra, thành phố Thủ Đức sẽ là hình mẫu của phát triển mảng xanh khu vực cửa ngõ. Vì thế, chủ tịch UBND TP.HCM mong muốn quận hạn chế thấp nhất việc điều chỉnh quy hoạch cây xanh và tăng mảng xanh tại các công viên, tuyến đường.
Công ty Sasaki – đơn vị đạt giải nhất cuộc thi ý tưởng Quy hoạch Thành phố Thủ Đức nhấn mạnh rằng, Tp.HCM phải đặt việc đầu tư mạng lưới hạ tầng giao thông kết nối quy mô lớn với khu trung tâm hiện hữu và hướng đến liên kết vùng để phù hợp với chiến lược triển khai mở rộng vùng đô thị trong tương lai.
Cụ thể, hạ tầng giao thông “Thành phố Thủ Đức” cần những nền tảng đột phá về quy hoạch tổng thể, định hướng hình thành khu đô thị sáng tạo, tương tác cao.
Những năm gần đây, phía Đông Tp.HCM luôn là nơi được tập trung đầu tư hàng loạt công trình giao thông lớn. Trong tổng số nguồn vốn 350.000 tỷ từ 2010 đến nay dành cho hạ tầng giao thông thì có đến 70% nằm ở các dự án khu vực này.
Theo đề án phát triển hạ tầng giao thông của Tp.HCM từ 2021 đến 2030, nhu cầu vốn của Tp.HCM cần tới 852.500 tỉ đồng. Trong đó, có nhiều công trình hạ tầng lớn ở phía Đông sẽ tiếp tục được đầu tư như cao tốc Tp.HCM – Long Thành, nút giao An Phú, nút giao Mỹ Thủy, đường vành đai 3, cầu Cát Lái, tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên dài 19,7km (đang xây dựng),…
Cầu Thủ Thiêm 2 nối khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2) với khu trung tâm Tp.HCM (quận 1) đang dần đến ngày “về đích”. Điều này sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống giao thông trục chính tại Thành phố, đồng thời giải tỏa áp lực giao thông ở khu Đông.
Ngoài ra, trong giai đoạn 2020 – 2022, Sở Giao thông Vận tải Tp.HCM cho biết sẽ tiếp tục triển khai nâng cấp, mở rộng hạ tầng giao thông phía Đông như mở rộng đường Nguyễn Duy Trinh lên 4m; xây dựng đoạn tuyến kết nối từ cầu Phú Hữu đến Xa lộ Hà Nội (bao gồm nút giao thông Bình Thái); xây dựng đường nối từ cảng Cát Lái ra đường Vành đai 2; nâng cấp, mở rộng đường Nguyễn Thị Định lên 77m (đoạn từ cầu Giồng Ông Tố đến cầu Mỹ Thủy) với tổng mức đầu tư hơn 1.400 tỷ đồng từ ngân sách, riêng tiền giải phóng mặt bằng là hơn 850 tỷ đồng.
Đây là hạng mục công trình quan trọng bậc nhất đại lộ Đông Tây đồng thời có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển khu Đông mà trong tương lai “Thành phố Thủ Đức” tiếp tục được hưởng lợi từ công trình này, đặc biệt hầm sông Sài Gòn còn tạo động lực to lớn cho sự phát triển khu đô thị Thủ Thiêm.
Đây là động lực lớn cả về kinh tế lẫn thị trường BĐS mà “Thành phố Thủ Đức” đang có. Tuyến tàu điện ngầm này được khởi công xây dựng trong năm 2012 và dự kiến hoàn thành năm 2019. Nhưng hiện công trình đội vốn nên dự kiến thời gian hoàn thành vào năm 2021.
Dù chưa hoàn thành nhưng trước đó, dự án giao thông này đã tác động rất lớn đến thị trường BĐS quanh tuyến hoặc cách tuyến khoảng 2.5km. Giá đất tăng liên tục, các dự án BĐS bùng nổ là hiện tượng dễ thấy trên thị trường BĐS những năm về trước khi ăn theo tuyến metro này.
Theo các chuyên gia trong ngành, dự án giao thông này được kỳ vọng khi hoàn thành sẽ mang lại diện mạo tích cực cho “Thành phố Thủ Đức”.
Đường cao tốc này bắt đầu tại điểm giao cắt với Đại lộ Mai Chí Thọ tại Q.2 (Tp.HCM) chạy về hướng đông 4 km và cắt đường Vành đai II tại nút giao lớn. Qua khỏi Cầu Long Thành con đường tiếp tục chạy về hướng đông đông nam và giao cắt với Quốc lộ 51 (AH17) tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
Tuyến đường giúp kết nối giao thông, kinh tế giữa Tp.HCM với các vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Thời gian từ Tp.HCM đi Phan Thiết còn 3 giờ thay vì 5 giờ như trên quốc lộ 1; từ Tp.HCM đi Vũng Tàu còn 1,5 giờ, nhanh hơn một giờ so với quốc lộ 51.
Mới đây, Đơn vị khảo sát thuộc Bộ GTVT kiến nghị mở rộng cao tốc Tp.HCM – Long Thành lên 8 làn xe vào năm 2025 với vốn đầu tư hơn 9.800 tỷ đồng. Đây được xem là tuyến đường huyết mạch mà khu Đông Sài Gòn đang sở hữu đã từng tác động rất lớn đến thị trường BĐS khu vực này.
Bến xe này đi vào hoạt động tạo thêm cú hích động lực phát triển của “Thành phố Thủ Đức”. Bến xe miền Đông là bến xe có quy mô lớn nhất cả nước với quy mô 16ha, lớn gấp 4 lần bến xe cũ. Có tổng vốn đầu tư lên đến 4.000 tỉ đồng.
Bến xe miền Đông mới có tổng diện tích là 160.370,2m2 trong đó diện tích bãi đỗ ôtô chờ vào vị trí đón khách là 29.880m2, diện tích bãi đỗ xe dành cho các phương tiện khác là 21.000m2, diện tích phòng chờ của khách là 1.152m2.
Bến xe mới đi vào hoạt động sẽ góp phần giải tỏa tình trạng kẹt xe nghiêm trọng đã tồn tại thời gian dài tại bến xe miền Đông cũ, ngoài ra làm giảm áp lực lưu thông lên các tuyến đường giao thông nội thành. Không chỉ dừng lại ở đó, với vị trí tọa lạc tại Q.9, khi chính thức đi vào hoạt động, bến xe mới sẽ khiến giá nhà đất tại đây tăng cao nhanh chóng.
Đây là tuyến đường huyết mạch kết nối toàn bộ khu vực Đông Bắc với Trung tâm Thành phố.Nằm ở vị trí cửa ngõ phía Đông Bắc, kết nối toàn bộ khu vực Đông Bắc với trung tâm TP HCM và đi qua các quận Thủ Đức, Bình Thạnh Gò Vấp, đại lộ Phạm Văn Đồng được đánh giá là đại lộ giao thông huyết mạch với chiều dài 13,6km, rộng 30-65m với 12 làn xe.
Sau khi được đưa vào hoạt động, đại lộ Phạm Văn Đồng đã góp phần quan trọng làm giảm ùn tắc giao thông, đồng thời kết nối và làm giảm thời gian di chuyển với các khu vực trọng điểm của thành phố như Quận 1, Quận 2, Quận Phú Nhuận và sân bay Tân Sơn Nhất cũng như các tỉnh lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu thông qua quốc lộ 1A.
Dự án nút giao thông này là dự án giao thông trọng điểm của Tp.HCM với tổng số vốn gần 2.400 tỉ đồng. Một khi dự án được hoàn thiện sẽ giải quyết các vấn đề ùn tắc giao thông, đáp ứng tốt nhu cầu vận tải hàng hóa vào cảng Cát Lái và kết nối với đường Vành đai 2 từ cầu Phú Mỹ lên đường cao tốc Tp.HCM – Long Thành – Dầu Giây.
Đồng thời, dự án này cũng góp phần tăng cường an toàn giao thông trên tuyến, từng bước đồng bộ hệ thống hạ tầng giao thông và hoàn chỉnh quy hoạch tại khu vực này.
Lời kết! Thông qua bài viết này của batdongsanvinhome.vn, quý khách hàng có thể nắm được thông tin cơ bản về Quy hoạch Thành phố Thủ Đức cùng với những tác động đến BĐS khu vực xung quanh. Để hiểu rõ được đầy đủ thông tin, từ đó có thể lựa chọn việc đầu tư hay không. Hy vọng bài viết này mang đến thông tin bổ ích cho bạn. Để có thể đầu tư và lựa chọn được BĐS nhà đất phù hợp.