Tin tức

Đường Vành đai 4 TP.HCM nhằm giải quyết bài toán kẹt xe 

Được sự phê duyệt của thủ tướng chính phủ, đường vành đai 4 đang trong quá trình xây dựng giải pháp, góp phần xử lý bài toán giao thông. Quy hoạch Đường Vành đai 4 có vị trí mang tính chiến lược đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của Long An – Củ Chi, Hóc Môn (TP.HCM) – Bình Dương – Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu

Đường Vành Đai 4

Đường Vành Đai 4

Sau khi xây dựng, hoàn thành và đưa vào sử dụng tuyến đường sẽ có quy mô lên đến 8 làn xe cao tốc, 4 làn đường gom, có chiều rộng lên đến 74,5m. Trên tuyến đường vành đai 4 bao gồm 10 cầu vượt sông và 1 cầu vượt trên cạn nút giao tại nút giao QL1.

Hãy cùng Batdongsanvinhome tìm hiểu một vài thông tin và mục đích của tuyến đường Vành Đai 4 này nhé!

Xem thêm thông tin dự án Vinhome Quận 9

Quy mô rộng lớn của tuyến đường vành đai 4

Tuyến đường vành đai 4 do đích thân Thủ tướng chính phủ đồng ý và phê duyệt quy hoạch xây dựng chi tiết vào năm 2013 với tổng mức ngân sách đầu tư lên đến 98.537 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư này được sử dụng từ ODA, trái phiếu chính phủ và  ngân sách Nhà nước. Huy động nguồn vốn tư nhân và từ khai thác quỹ đất của các tỉnh thành phố và địa phương có tuyến đường này đi qua.

Quy mô tuyến đường Vành Đai 4

Quy mô tuyến đường Vành Đai 4

Quy mô: Theo phân tích và khảo sát, diện tích đất sử dụng quy hoạch tuyến đường vành đai 4 có diện tích lên đến 2.061 ha. Trong đó phần diện tích đất sử dụng trên từng địa phương được cơ quan chức năng dự kiến như sau:

  • Vành đai 4 qua tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu: 184 ha;
  • Vành đai 4 qua tỉnh Đồng Nai: 273 ha;
  • Vành đai 4 qua Thành phố Hồ Chí Minh: 452 ha (đường vành đai 4 Củ Chi);
  • Vành đai 4 qua tỉnh Bình Dương: 441 ha;
  • Vành đai 4 qua tỉnh Long An: 711 ha.

Tổng mức đầu tư cho GĐ 1 hơn 6.707 tỷ đồng. Dự kiến nguồn vốn sẽ được nhà nước huy động đầu tư theo hình thức BOT kết hợp BT.

Những lợi ích mà đường Vành đai 4 mang lại cho khu vực

Thực tế cho thấy, nơi nào có cơ sở hạ tầng giao thông tiến bộ và thuận tiện thì kinh tế nơi đó phát triển nhanh chóng và rầm rộ, đồng thời kéo theo các giá trị BĐS tăng cao.

Theo nhận định và đánh giá từ các chuyên gia BĐS, tuyến đường vành đai 4 đóng vai trò trọng điểm giúp hạ tầng khu vực phía Tây trở nên phát triển mạnh mẽ trong thời gian sắp tới. Một điều dễ dàng nhận thấy, hạ tầng và BĐS nơi đây cũng có sự tăng giá theo.

Cơ sở hạ tầng giao thông đồng bộ

Cơ sở hạ tầng giao thông đồng bộ

Sau khi hoàn thành và đưa vào sử dụng đường Vành đai 4. Sẽ tạo sự đồng bộ kết nối cơ sở hạ tầng giao thông liên khu vực từ TP HCM ra miền Tây và các tỉnh lân cận. Do vậy tuyến đường này đóng vai trò giải tỏa và hạn chế lưu lượng giao thông, hạn chế tình trạng ùn tắc và tắc nghẽn giao thông trên các tuyến đường bên trong TP.HCM.

Ngoài ra cũng tạo điều kiện cho việc di chuyển từ khu vực Tây Nam bộ đến khu vực miền Đông nam bộ với khu cảng Long An và cảng Hiệp Phước góp phần thúc đẩy và phát triển lưu thông hàng hóa, tạo điều kiện đẩy mạnh dịch vụ cảng.

Quy hoạch đường Vành Đai 4

Đường Vành đai 4 có tổng chiều dài lên đến 197,6km, gồm 5 đoạn:

  • Đoạn 1: Phú Mỹ – Trảng Bom (Vành đai 4 Phú Mỹ – Trảng Bom)

Bắt đầu tại điểm giao giữa đường cao tốc Biên Hòa đi Vũng Tàu tại Km 40 +000 (khu vực Cảng Phú Mỹ), hướng đi sân bay quốc tế Long Thành và kết thúc tại xã Trảng Bom (Đồng Nai). Đoạn đường này giao với đường cao tốc Tp.HCM – Long Thành – Dầu Giây (tại Km39 + 150).

Các đoạn Đường vành đai 4

Các đoạn Đường vành đai 4

  • Đoạn 2: QL1 (Trảng Bom, Đồng Nai) – QL13 (Tân Uyên – Bình Dương)

Bắt đầu tại đường QL1A (thuộc thị trấn Trảng Bom) vượt sông Đồng Nai tại khu vực cầu Thủ Biên, kết thúc tại quốc lộ 13 (Tân Uyên – Bình Dương).

  • Đoạn 3: QL1 (Tân Uyên – Bình Dương) – QL22 (Củ Chi, TP.HCM

Bắt đầu tại điểm QL1 (đường vành đai 4 Bến Cát – Tân Uyên, BD), vượt sông Sài Gòn tại cầu Phú Thuận, và kết thúc tại quốc lộ 22 (Km 23 + 500) tại Củ Chi.

Đường Vành đai 4 có ý nghĩa đặc biệt to lớn với sự thúc đẩy và phát triển hạ tầng, giải phóng cho hệ thống giao thông và phát triển kinh tế khu vực tỉnh Bình Dương. Có khả năng kết nối 5 tỉnh thành quan trọng của khu vực phía Nam bao gồm: Vũng Tàu – Đồng Nai – Bình Dương – TP.HCM – Long An. Do nằm giữa 4 tỉnh còn lại nên Bình Dương sẽ trở thành trung tâm thông thương, trung chuyển hàng hóa đi các tỉnh Tây Nguyên, miền Tây, Đông Nam Bộ.

  • Đoạn 4: QL22 (Đường VĐ4 Củ Chi) – cao tốc TP.HCM (Đường vành đai 4 Bến Lức – Long An)

Bắt đầu tại quốc lộ 22 (Km 23 + 500) đi song song với đường ĐT.823 đến thị trấn Hậu Nghĩa, đi song song với đường ĐT.824 và ĐT.830, qua thị trấn Bến Lức, giao cắt với tuyến đường cao tốc Tp.HCM – Trung Lương.

  • Đoạn 5: Bến Lức – Long An tới cuối tuyến trục Bắc Nam TP.HCM

Bắt đầu tại quốc lộ 1A tại KCN Long Hiệp, giao với quốc lộ 50 (Km 19 + 900) đến điểm cuối nối với đường trục chính Bắc Nam tại KĐT – cảng Hiệp Phước TP.HCM.

Đường Vành đai 4 TP.HCM nhằm giải quyết bài toán kẹt xe 

đường vành đai 4

Quy hoạch tuyến đường VĐ 4 sẽ đi qua địa giới của 12 huyện thuộc 5 tỉnh, thành phố: tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (1 huyện); Tỉnh Đồng Nai (3 huyện); Tỉnh Bình Dương (2 huyện); Thành phố Hồ Chí Minh (2 huyện); Tỉnh Long An (4 huyện).

Cập nhật về tiến độ dự án Đường vành đai 4

Theo như kế hoạch đã được lên phương án trước đây, dự án triển khai qua 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Tổng nguồn vốn đầu tư lên đến 19.871 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn Nhà Nước sẽ là 9.729 tỷ đồng, nguồn vốn từ phía các NĐT là 10.142 tỷ đồng.

Hiện tại, dự án đường VĐ 4 TP.Hồ Chí Minh mới được Bộ ban ngành chấp thuận đoạn đường số 5 (từ Bến Lức, Long An đến cuối trục Bắc Nam, thành phố Hồ Chí Minh).

Còn lại, 4 đoạn vẫn chưa có chính xác nguồn vốn để tiến hành triển khai.

Đường Vành đai 4 TP.HCM nhằm giải quyết bài toán kẹt xe 

Ngày 25/8/2020, CTY Quản lý và Phát triển Dự án Hạ tầng Cửu Long đề xuất bản thiết kế cho dự án đoạn Bến Lức, Hiệp Phước nằm trong đường VĐ 4 với UBND TP.Hồ Chí Minh.

Tổng mức đầu tư cho dự án giai đoạn 1: 6.707 tỷ đồng

Nguồn vốn đầu tư dự kiến: Hình thức BT và BOT

Thứ trưởng Bộ GTVT yêu cầu các CĐT cần phối hợp với các đơn vị tham mưu, chú trọng xây dựng các phương án, đề xuất nhằm kêu gọi nguồn vốn đầu tư. Ngoài ra, cần làm rõ một số vấn đề như: Phương án đầu tư, phương thức có thể thu phí, tính toán các liên kết giao thông trong khu vực,…

Đường Vành đai 4 TP.HCM nhằm giải quyết bài toán kẹt xe 

Tiến độ mới nhất dự án đường VĐ 4 TP HCM

Vào ngày 14/6/2021, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã đồng ý ký văn bản giao Sở Giao thông Vận tải khẩn trương thúc đẩy việc triển khai và hoàn thành các thủ tục đầu tư đường VĐ 4 TP HCM đoạn qua tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trước ngày 24/6/2021. Trong văn bản, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đưa ra mục tiêu để xác định phấn đấu để dự án sẽ được hoàn thành trong giai đoạn 2021 – 2025

Đường Vành đai 4 TP.HCM nhằm giải quyết bài toán kẹt xe 

Theo đó, tỉnh thành phố đã đề nghị Bộ GTVT điều chỉnh về vị trí điểm đầu tuyến vành đai 4 tp HCM từ vị trí điểm đầu nối với tuyến nhánh 8,8km đường cao tốc thuộc đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu (theo quy hoạch hiện nay) đến vị trí mới là nút giao đường cao tốc Biên Hòa – Vũng tàu với đường Hội Bài – Phước Tân (ĐT 992) thuộc xã Tóc Tiên, thị xã Phú Mỹ.

Lời kết! Thông qua bài viết này của batdongsanvinhome.vn, quý khách hàng có thể nắm được thông tin cơ bản về Đường Vành Đai 4 cùng với những tác động đến BĐS khu vực xung quanh. Để hiểu rõ được đầy đủ thông tin, từ đó có thể lựa chọn việc đầu tư hay không. Hy vọng bài viết này mang đến thông tin bổ ích cho bạn. Để có thể đầu tư và lựa chọn được BĐS nhà đất phù hợp.

5/5 - (1 bình chọn)