Trong năm 2016, Cảng Cát Lái đã phục vụ lưu thông cho tổng cộng 47 triệu tấn hàng hóa. Con số này tăng lên đến 66 triệu tấn vào năm 2018 và chỉ trong nửa đầu năm 2019, mốc lưu thông hàng hóa đã đạt đến hơn 58,8 triệu tấn.
Riêng năm 2020 vừa qua, Cảng đã cán mốc 100 triệu tấn lưu lượng hàng hóa. Điều này cũng cho thấy tầm quan trọng lớn của Cảng Cát Lái trong sự tăng trưởng, phát triển kinh tế của chung cả nước.
Hãy cùng Batdongsanvinhome tìm hiểu một số thông tin về Cảng Cát Lái tại Quận 2 nhé!
Xem thêm thông tin dự án Căn hộ Vin Quận 9
Nội dung
Là 1 Cảng container dưới quyền sở hữu của Tổng CTy Tân Cảng Sài Gòn (thuộc Bộ Quốc phòng) và được Trung tâm Điều độ –đơn vị trực thuộc Tân Cảng Sài Gòn vận hành hoạt động.
Chính thức đi vào hoạt động từ năm 1996 với cái tên Cảng Cát Lái. Kể từ năm 2005 đến nay, Cảng này được đổi tên thành Tân Cảng – Cát Lái sau khi mà Tân Cảng Sài Gòn bắt đầu chuyển dời mọi hoạt động sang tại Cảng Cát Lái.
Cảng Cát Lái hiện đang là Cảng container có quy mô và lợi nhuận hàng đầu Việt Nam. Đồng thời, cũng lọt vào Top 21 Cảng hàng đầu Thế giới. Cảng Cát Lái hiện đang chiếm đến gần 50% thị phần container xuất nhập khẩu trên cả nước cả nước và 90% ở khu vực phía Nam.
Trong quá trình thông thương hàng hóa cả trong và ngoài nước, vai trò của Cảng Cát Lái là không thể không kể đến, những gì mà Cảng này làm được cũng đóng góp rất nhiều đến tốc độ tăng trưởng trong nhiều năm nay của cả nước nói chung và của cả TP HCM nói riêng.
Tân Cảng – Cát Lái là 1 Cảng chuyên dụng đưa nhận container và cung cấp các dịch vụ cảng biển & Logistics. Tổng diện tích mặt bằng của Cảng này lên đến 60 ha cùng với đó là hơn 450.000 m2 bãi chứa các container, 6 kho hàng lưu trữ lên đến trăm tấn hàng hóa. Ngoài ra, còn có đến 2.040m cầu tàu và 30 các loại cẩu bờ Panamax.
Về số lượng các cổng ra vào ở Cảng Cát Lý, 5 cổng container được thiết kế cùng với 31 làn vào – 18 làn ra để đảm bảo việc điều phối xe trở nên thuận lợi hơn.
Bên cạnh đó, hệ thống quản lý và khai thác container ở Cảng Cát Lý là rất chất lượng – hệ thống TOP-X của TOPOVN & RBS (Australia); Đồng thời, cũng kết hợp với hệ thống phần cứng được đồng bộ giúp việc quản lý các container theo đúng thời gian thực. Từ đó, thời gian xuất nhập hàng hóa được rút ngắn và cũng tối ưu được năng lực khai thác cảng.
Cảng Cát Lý cũng là Cảng đầu tiên có được sự cho phép của Nhà nước để thiết lập các khu vực cảng mở với nhiều dịch vụ và các điều kiện rất ưu đãi dành cho khách hàng.
Trước đây, Cảng thuộc vào địa phận hành chính của Quận 2, nhưng kể từ ngày đầu tiên của năm 2021, khu vực Cảng này chính thức trực thuộc TP. Thủ Đức.
Cụ thể:
– Vị trí: ở bờ sông Đồng Nai và cách trạm hoa tiêu Vũng Tàu khoảng 43 dặm.
– Độ sâu mực nước trước bến theo các số liệu gần đây vào khoảng 12.5m.
– Mô tả chi tiết:
Trụ sở chính của Cảng Cát Lái tọa lạc tại địa chỉ 1295B, Đường Nguyễn Thị Định, P. Cát Lái, phía Đông TP. HCM. Cảng này được kết nối trực tiếp với Khu Công nghệ cao ở Quận 9 và một số các KCN ở các tỉnh lân cận như: Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu…
Trong năm 2016, Cảng biển Cát Lái đã phục vụ lưu thông cho tổng cộng 47 triệu tấn hàng hóa. Con số này tăng lên đến 66 triệu tấn vào năm 2018 và chỉ trong nửa đầu năm 2019, mốc lưu thông hàng hóa đã đạt đến hơn 58,8 triệu tấn.
Riêng năm 2020 vừa qua, Cảng đã cán mốc 100 triệu tấn lưu lượng hàng hóa. Điều này cũng cho thấy tầm quan trọng lớn của Cảng Cát Lái trong sự tăng trưởng, phát triển kinh tế của chung cả nước.
Theo nhận định từ các chuyên gia trong ngành, logistics sẽ trở thành “mạch máu” quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển toàn diện của TP.Thủ Đức.
Trong đó, cụm Cảng Tân Cảng – Cát Lái sẽ đảm nhiệm vị trí trung tâm cho tiến trình ấy. Nguyên nhân chính là do đây là Cảng trung chuyển cuối cùng của hàng hóa Việt trước khi xuất ra Thế giới.
Tuy nhiên, nếu muốn trở thành trung tâm logistics của cả khu vực trọng điểm này, Thủ Đức sẽ cần phải đầu tư thêm vào việc cơ sở hạ tầng và cũng cần phải cải tạo nhiều thứ, đồng thời cũng cần kết hợp với việc quy hoạch và phát triển các công trình giao thông để kết nối và mở rộng việc giao thương giữa TP. Thủ Đức với các tỉnh ở khu vực Nam Bộ & Tây Nguyên.
Song, ở thực tế, các tuyến đường có khả năng kết nối Cảng đều đang trong tình trạng bị quá tải. Điều này cũng đã từng bị xem như 1 bước lùi đối với khu vực Cát Lái và khiến cho BĐS của vùng bị chững lại trong một thời gian.
Dù vậy, cho đến nay các tuyến đường đang có tình trạng tắc nghẽn và quá tải cũng đã có thêm 1 số dự án mới nhằm mở rộng lưu thông trong thời gian sắp tới. Bên cạnh đó, hàng loạt các dự án mới như Cầu Cát Lái hay Cầu Thủ Thiêm 2 và cả dự án khép kín Vành Đai 2 & 3… cũng đang phần nào khơi mào lên 1 tương lai tươi sáng hơn cho BĐS ở các khu vực lân cận Cát Lái.
Sau khi xem xét một vòng các dự án về nhà phố và biệt thự trong khu vực, không khó để nhận ra rằng thị trường ở đây vẫn còn rất sôi nổi, kể cả trong thời điểm khi dịch bệnh vẫn còn đang có những tác động tiêu cực đến sự phát triển của xã hội.
Với tình hình thực trạng của Cảng như thời điểm hiện tại cùng với các cơ sở hạ tầng đang trên đà phát triển trong thời gian sắp tới, các nhà đầu tư vẫn có quyền kỳ vọng vào tỷ suất sinh lời lớn hơn khi đã quyết định xuống tiền tại khu vực Cảng Quận 2 này.
Một số dự án được hưởng lợi trong thời điểm gần đây:
Lời kết! Thông qua bài viết này của batdongsanvinhome.vn, quý khách hàng có thể nắm được thông tin cơ bản về Cảng Cát Lái cùng với những tác động đến BĐS khu vực xung quanh. Để hiểu rõ được đầy đủ thông tin, từ đó có thể lựa chọn việc đầu tư hay không. Hy vọng bài viết này mang đến thông tin bổ ích cho bạn. Để có thể đầu tư và lựa chọn được BĐS nhà đất phù hợp.